The Performer

Tính cách

esfp-A / esfp-T

The Performer

Giới Thiệu ESFP

Những người sỡ hữu nhóm tính cách MBTI ESFP hành động một cách thân thiện và hay hỗ trợ người khác. Họ thường xuyên theo dõi tiến độ của các sự kiện, dự án. Họ thích tụ tập và thường là tâm điểm của sự chú ý.

ESFP tượng trưng cho điều gì?

I. ESFP tượng trưng cho điều gì?

ESFP là viết tắt của Hướng ngoại, Giác quan, Cảm nhận, Nhận thức và là một trong 16 kiểu tính cách được nghiên cứu từ bài kiểm tra MBTI (Myers-Briggs Type Indicator). Đánh giá tính cách MBTI được phát triển bởi Isabel Briggs Myers, Katharine Cook Briggs và David Keirsey từ công trình của bác sĩ tâm thần Carl G. Jung, các loại tâm lý học dựa trên các lý thuyết về chức năng nhận thức. Keirsey gọi nhóm ESFP là Người trình diễn/ Người giải trí bởi vì họ có bản chất tươi sáng và tràn đầy năng lượng, và ESFP là một trong bốn kiểu tính cách của Thợ thủ công.

II. Đặc điểm tính cách của nhóm ESFP

Các ESFP luôn sôi nổi, ấm áp, dí dỏm, quyến rũ và thu hút những người xung quanh để họ vui vẻ. Họ sống trong khoảnh khắc của hiện tại và muốn tận dụng tối đa những gì cuộc sống mang lại. 

Các đặc điểm quan trọng nhất của ESFP là họ mong muốn sự phấn khởi, những điều kích thích và mới lạ. Những người có kiểu tính cách này tìm kiếm những thử thách mới, vui vẻ trong xã hội với nhiều người khác nhau và luôn tập trung vào hiện tại.

Các ESFP thích giao tiếp với người khác và họ có thể dành hàng giờ để nói về nhiều chủ đề khác nhau. Tính cách này có xu hướng rất phổ biến ở kiểu người hướng ngoại này.

Những người ESFP thường rất thực tế mặc dù họ ghét những hành động rập khuôn và lặp đi lặp lại. ESFP thích đi theo dòng chảy và tin tưởng vào khả năng ứng biến của họ trong bất kỳ tình huống nào. Họ học tốt nhất bằng kinh nghiệm thực tế hơn là học trong sách vở, họ cảm thấy khó chịu với lý thuyết.

Các ESFP thích trở thành trung tâm của sự chú ý, và họ cũng thích những thứ đơn giản nhất – tính cách vui vẻ và khẳng khái của họ thường rất thu hút người khác. 

Các ESFP cũng có thể cố gắng hết sức để bỏ qua các xung đột tiềm ẩn thay vì đối đầu với chúng. Họ có thể sẽ trở nên rất thực tế, trừ khi đối mặt các nhiệm vụ lặp đi lặp lại hoặc phân tích. Họ thà dựa vào vận may của mình hoặc nhờ người khác giúp đỡ hơn là dành nhiều thời gian hơn để cố gắng hiểu một lý thuyết phức tạp.

Khi còn nhỏ, các ESFP là những người ấm áp, nhiệt tình và nhanh nhẹn, chỉ có một mong muốn lớn nhất là làm cho mọi người hạnh phúc và mỉm cười. Họ phát triển mạnh về mối tương tác xã hội và tận hưởng sự phấn khích của những cuộc phiêu lưu và trải nghiệm mới. Họ hài hòa với thế giới xung quanh và sống hết mình, chú ý đến mọi cảnh vật, âm thanh và chi tiết với độ chính xác đáng kinh ngạc. Khả năng nhận thức về thế giới của họ khiến họ rèn luyện đa kỹ năng (có thể làm nhiều việc khác nhau cùng một lúc) và lưu tâm đến những điều mà người khác khó có thể nói (tín hiệu ngầm). Họ thường nhanh chóng đáp lại những tín hiệu phi ngôn ngữ đó, kèm theo một sự quyến rũ và hóm hỉnh nhất định để nhận được sự ủng hộ có lợi cho họ.

III. Các chức năng nhận thức của nhóm ESFP

Chức năng chiếm ưu thế: Giác quan hướng ngoại

Họ thích tập trung vào hiện tại hơn là nghĩ về tương lai xa. Họ cũng thích tìm hiểu về các sự kiện cụ thể hơn là các ý tưởng lý thuyết. Do đó, họ thường tập trung vào các lựa chọn mở hơn là dành nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch và tổ chức.

Họ tin tưởng vào bản năng của mình và khả năng cung cấp giải pháp cho các vấn đề. Họ không thích cấu trúc, trật tự và các kế hoạch. Thay vào đó, họ hành động một cách bộc phát và theo bản năng.

Chức năng phụ trợ: Cảm xúc hướng nội

ESFP chú trọng đến cảm xúc và giá trị nội tâm của cá nhân hơn là logic và sự kiện khi đưa ra quyết định, điều này cũng giải thích tại sao họ dễ dàng đồng cảm với người khác và đặt mình vào vị trí của người khác.

Chức năng thứ ba: Suy nghĩ hướng ngoại

Chức năng này tập trung vào việc thực thi trật tự đối với thế giới bên ngoài, năng suất, logic và kết quả. Các ESFP có thể không phải lúc nào cũng cảm thấy thoải mái khi chia sẻ các bản đánh giá của mình, đặc biệt nếu họ cảm thấy điều đó sẽ phá vỡ sự hòa hợp của nhóm. Đây không phải là điểm mạnh của ESFP vì nó là khía cạnh yếu hơn trong tính cách của họ.

Chức năng yếu kém: Trực giác hướng nội

Chức năng này có thể giúp các ESFP phát hiện các hình mẫu và tạo kết nối trong những điều họ đã quan sát được mặc dù đó là khía cạnh ít nổi bật nhất của tính cách. Các ESFP không đặc biệt thành thạo trong việc sử dụng logic để sắp xếp các khái niệm trừu tượng, nhưng ý thức này đôi khi có thể dẫn đến những hiểu biết và tầm nhìn về bản thân họ hoặc thế giới bên ngoài.

IV. Các giá trị và động lực của ESFP

Các giá trị và động lực của ESFP

1. Giá trị của ESFP

ESFP đánh giá cao một cuộc sống ngẫu hứng mà không cần phải lên kế hoạch, muốn vui chơi và tận hưởng các hoạt động và sở thích với bạn bè mà không can thiệp vào các quy tắc và quy ước nào. Là người hào phóng, lạc quan và có sức thuyết phục, họ là những cá nhân có tương tác tuyệt vời.

Những người ESFP thường sống trong một thế giới của cơ hội và sự tận hưởng. Họ đắm chìm trong một màn trình diễn không bao giờ kết thúc và cố gắng cổ vũ những người khác. 

Các ESFP nhận ra giá trị và chất lượng của những thứ xung quanh họ, nhưng về bản chất, họ không giỏi lập kế hoạch, điều này có thể khiến chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Các ESFP không định hướng dài hạn, vì vậy họ tập trung vào các kế hoạch ngắn hạn và có thể rơi vào những cái bẫy tạm thời, chẳng hạn như chi tiêu thẻ tín dụng quá mức.

Hầu hết các ESFP đều coi trọng gu thời trang và thẩm mỹ, từ diện mạo và quần áo họ đang mặc cho đến cách họ trang trí nhà cửa. Vì họ thích thu hút sự chú ý, cũng như họ là tâm điểm của sự chú ý của mọi người, các ESFP biết sức hấp dẫn của họ là gì. Họ không muốn thay đổi môi trường xung quanh để phản ánh phong cách của họ. Họ khá tò mò và biết tìm tòi những mẫu mã, kiểu dáng mới một cách dễ dàng.

2. Động lực của ESFP

Các ESFP có xu hướng phát triển mạnh khi họ có thể kết nối với những người khác ở mức độ sâu hơn và quan sát nhu cầu của mọi người. Các ESFP thích làm quen với những người xung quanh như những người cộng tác tự nhiên và tự phát. Điều quan trọng là họ có thể làm việc ở những vị trí cho phép họ xây dựng mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp.

Các bữa tiệc, sự kiện, buổi hòa nhạc hoặc buổi tụ họp có xu hướng kích thích và tiếp thêm năng lượng cho các ESFP. Họ thể hiện đặc biệt tốt trong các tình huống cho phép họ học hỏi bằng cách tương tác hoặc bằng cách thực hành với những người khác. Bên cạnh đó, họ có thể tìm thấy những cơ hội có sự tham gia của nhiều người, ngay cả ở nơi làm việc.

Các ESFP thích biểu diễn và làm hài lòng người khác, vì vậy, cơ hội để thể hiện bản thân một cách sáng tạo và dẫn dắt một chương trình tuyệt vời có thể thúc đẩy họ. Trở thành diễn viên hoặc nhân vật của công chúng cũng là một gợi ý phù hợp dành cho họ.

V. Những điểm mạnh và điểm yếu của ESFP

1. Điểm mạnh của ESFP

ESFP đặc biệt giỏi trong việc quan sát, cảm nhận, giúp đỡ và vận động để thuyết phục mọi người cùng nhau giải quyết vấn đề theo những cách rất thực tế. 

ESFP cực kỳ tài năng khi họ khiến người khác cảm thấy thoải mái và vui vẻ, và họ rất yêu thích công việc đó. Sự dí dỏm và độc đáo của ESFP thường là biểu tượng hoàn hảo cho khiếu hài hước của họ.

ESFP có óc thẩm mỹ rất phát triển và đây là một trong những đặc điểm tính cách mạnh nhất của họ. Đây là kiểu người sẽ thích trang trí xung quanh và nhận ra giá trị chất lượng trong nhiều thứ khác.

Những người có tính cách này không bao giờ cạn kiệt ý tưởng và sự tò mò của họ là không giới hạn – họ sẽ luôn là một trong những người đầu tiên thử những điều mới mẻ và thú vị.

Họ có óc quan sát, có thể xác định và phản ứng với trạng thái cảm xúc của người khác. Lập kế hoạch và tư duy dài hạn thường là đặc điểm tính cách yếu nhất của họ, họ là những nhà chiến lược và hoạch định kém, nhưng họ có khả năng đưa ra lời khuyên thiết thực và hỗ trợ về mặt tinh thần rất tốt.

2. Điểm yếu của ESFP

Một trong những điểm yếu của các ESFP là tính ngẫu hứng, có thể dẫn đến sự hời hợt và bất cẩn, đồng thời họ cũng nhanh chóng hài lòng với kết quả công việc không thuộc phạm vi nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

Khi bị căng thẳng tột độ, các ESFP sẽ đắm mình trong những suy nghĩ tiêu cực và hình dung ra những tình huống tồi tệ. Họ là những người lạc quan sống trong một thế giới của những điều khả thi, những hình ảnh tiêu cực không khiến họ hài lòng chút nào. Để đánh bại những suy nghĩ này, họ thường đưa ra những tuyên bố đơn giản và tổng thể để giải quyết vấn đề. Những giải thích đơn giản này có thể có hoặc không liên quan đến bản chất của vấn đề, nhưng chúng thỏa mãn các ESFP vì nhờ vậy họ có thể vượt qua những cột mốc khó nhằn.

Nếu các ESFP chưa phát triển khả năng trực giác của mình, họ có xu hướng tránh những tình huống bao gồm nhiều lý thuyết hoặc những suy luận phức tạp và mơ hồ. Vì lý do này, các ESFP thường gặp khó khăn trong trường học.

Các ESFP có xu hướng bỏ mặc sức khỏe của họ, và thậm chí đối xử tồi tệ với cơ thể của họ.

Trong giai đoạn đầu của sự phát triển về mặt nhân cách, các ESFP có thể phụ thuộc quá nhiều vào Cảm giác hướng ngoại của họ mà không có sự hỗ trợ lành mạnh của các chức năng nhận thức khác. Kết quả là họ đang quá sa đọa vào sự thoả mãn về mặt thể xác, trải nghiệm hoặc những thú vui khác, ví dụ như ăn uống một cách vô độ. Họ có xu hướng hành động nhanh chóng mà không nghĩ đến những tác hại lâu dài của hành động đó. Cho đến khi chức năng Cảm nhận hướng nội bắt đầu hình thành, chức năng này phát triển một cách yếu kém khiến họ có vẻ dễ phán xét nếu không nhìn kỹ vào cốt lõi của vấn đề. Họ cũng có thể quên xem xét các giá trị của người khác khi họ xem cách mọi người phản ứng với các sự kiện.

Một nhược điểm nữa của các ESFP là họ sống hết mình nên đôi khi không nhận ra được hướng đi của các mối quan hệ hoặc dễ đánh mất mục tiêu của mình.

VI. Các mối quan hệ cá nhân của ESFP

1. Mối quan hệ tình cảm

Đối với những người có kiểu tính cách ESFP, các mối quan hệ không phải là để xây dựng nền tảng cho tương lai hay lên kế hoạch cho cuộc sống một cách chậm rãi mà là những điều thú vị và khó đoán trước. Họ cực kỳ thích sự gần gũi về thể xác và tỏ ra là những người tình trìu mến, hiểu biết và cởi mở, họ đánh giá cao việc chia sẻ niềm vui của mình với những người bạn đời mở lòng và có đi có lại đối với họ.

Các cuộc trò chuyện với ESFP chỉ nên về các chủ đề hài hước, đôi khi kỳ quặc hơn là về khoa học, chính trị hoặc các sự kiện thế giới. Họ cũng không quá thích những kế hoạch và cam kết dài hạn, những điều khiến họ cảm thấy hoang mang và gánh nặng.

Các ESFP phản ứng kém với những lời chỉ trích từ bên ngoài, đặc biệt là khi chúng đến từ người yêu của họ, do bản chất dễ xúc động và nhạy cảm của họ trong các mối quan hệ. Khắc phục vấn đề này có thể là một thách thức trong giai đoạn hẹn hò. Đối với những tình huống ngược lại cần sự chỉ trích hợp lý và cần thiết, các ESFP thường chỉ muốn nghe những gì họ muốn nghe và muốn những người có cùng sở thích và những điểm chung để củng cố hành vi trẻ con của họ.

Tất cả những thành kiến này thực sự có thể gây nên nỗi ám ảnh cho những người có kiểu tính cách ESFP sau này. Họ có xu hướng tránh những lời hứa và cam kết và thay đổi từ đối tượng này sang đối tượng khác dẫn đến việc phá hủy các mục tiêu dài hạn cần thiết như lập kế hoạch nghỉ hưu hoặc xây dựng một gia đình. Các ESFP nên nhớ rằng các mối quan hệ thực sự cần thời gian và những nỗ lực có ý thức để xây dựng nên.

Các ESFP thường bị thu hút bởi những người có cùng mục tiêu. Những đối tượng có cùng chức năng nhận thức chiếm ưu thế có xu hướng có mối quan hệ lâu dài và hạnh phúc nhất với họ. Ví dụ, một người có chức năng chiếm ưu thế là Cảm nhận hướng nội (ISTJ hoặc ISFJ) thường thu hút một cách tự nhiên một người có chức năng chiếm ưu thế là Cảm nhận hướng ngoại (ESTP hoặc ESFP).

Tuy nhiên, họ là những người đáng yêu, thích những thú vui nho nhỏ trong cuộc sống và hầu như không muốn có sự thay đổi quá nhiều ở người bạn đời của họ. Các ESFP thật may mắn khi họ dành thời gian để tìm một người mà họ thực sự thích ở bên mỗi ngày, thay vì muốn sự ổn định một cách vội vàng – điều này có thể khiến người bạn đời của họ cảm thấy choáng ngợp và phá hỏng mối quan hệ.

2. Mối quan hệ bạn bè 

ESFP chắc chắn sẽ có nhiều bạn vì gần như mọi người không thể cưỡng lại sự nhiệt tình và tinh thần lạc quan của họ. Những người có kiểu tính cách này tập trung hoàn toàn vào hiện tại và luôn tìm thấy điều gì đó thú vị để trải nghiệm và chia sẻ với bạn bè của họ. Điều này không có nghĩa là mối quan hệ của họ là hời hợt hoặc dựa trên những khoái cảm – nó hoàn toàn ngược lại. Các ESFP quan tâm đến người khác một cách chân thành, nhưng họ chỉ đơn giản tin rằng không có mục tiêu trong cuộc sống nếu họ không thể cảm thấy thực sự được sống.

Mặt khác, khả năng kiểm soát tuyệt vời cả năm giác quan của ESFP có thể thúc đẩy họ tham gia vào các hành vi đầy tính rủi ro, chẳng hạn như cờ bạc, quan hệ tình dục hoặc nghiện rượu bia quá mức, v.v. Đây là lý do tại sao ESFP nên kết bạn với nhiều loại tính cách khác nhau thay vì ở xung quanh những người hành động và suy nghĩ theo cùng một hướng (ví dụ: hầu hết các nhóm SP khác).

Các ESFP không gặp khó khăn gì khi giao tiếp với các kiểu tính cách khác. Họ rất thẳng thắn, thậm chí đôi khi thẳng thừng, nhưng sự cởi mở và quyến rũ của họ dễ dàng xoa dịu cơn giận của người khác. Những người có tính cách này biết cách để vui vẻ và hạnh phúc hơn khi chia sẻ niềm vui đó với bạn bè của họ, miễn là mọi người sẵn lòng đáp lại.

Các ESFP sẽ tránh xa các cuộc thảo luận về các vấn đề trí tuệ và logic trừ khi chúng xoay quanh các chủ đề thực tế và thú vị. Do đó, họ sẽ gặp khó khăn trong việc kết nối và liên kết với Nhà phân tích (NT) hoặc Nhà ngoại giao (NF).

Nhìn chung, ESFP rất hài hước và thú vị. Họ sống với hiện tại và biết cách biến từng khoảnh khắc đó trở nên tuyệt vời nhất. Các ESFP thường rất tốt bụng, hào phóng và luôn nỗ lực hết mình để tạo ra những điều tốt đẹp cho người khác. Họ không thích lý thuyết và sự phức tạp. Các ESFP thường tránh những mối quan hệ đòi hỏi họ phải sử dụng trực giác hoặc suy nghĩ nhiều. Họ muốn mọi thứ trở nên dễ chịu và thỏa mãn dù họ có niềm đam mê hay nhiệt huyết sâu sắc.

3. Mối quan hệ với con cái

Các bậc cha mẹ ESFP là một trong những người hạnh phúc và thoải mái nhất khi ở bên những người con thuộc mọi loại tính cách. Họ rất tận hưởng thời gian với con cái, khuyến khích chúng trải nghiệm mọi thứ và động viên chúng nhiều nhất có thể. Triết lý nuôi dạy con cái của họ là khám phá và trải nghiệm cùng nhau, họ tránh những cấu trúc độc đoán và lịch trình chặt chẽ, thay vào đó muốn con cái phá bỏ rào cản và bước ra thế giới ngoài kia theo con đường của chúng.

Việc đặt ra kỷ luật có thể khá khó khăn đối với các bậc cha mẹ ESFP, tuy nhiên, họ thường muốn ngăn con mình phải chịu những tổn thương và thất bại tương tự mà họ đã trải qua. Những người có tính cách ESFP khá nhạy cảm và yêu cầu con cái của họ phải tôn trọng và xem xét các quy tắc đã được thiết lập – một quan điểm gây tranh cãi trong suốt những năm thiếu niên của chúng.

Mặc dù vậy, các bậc cha mẹ ESFP luôn cố gắng đạt được những thỏa thuận và hỗ trợ rất nhiều về mặt tinh thần cho con cái của họ. Tình cảm ấm áp và ý thức thiết thực mang lại cho họ một phong cách nuôi dạy con rất đáng yêu và đáng khích lệ. Họ là những người bạn đồng hành đáng tin cậy, định hướng mục tiêu và sáng tạo trên con đường phát triển của con cái họ.

4. Mối quan hệ với các nhóm tính cách khác

ESFP trung thực và dễ tin tưởng người khác trong mối quan hệ giao tiếp. Họ không quá chú trọng vào những mục tiêu cụ thể trong đầu mà chỉ đơn giản muốn tìm thấy niềm hạnh phúc và sự chia sẻ trong một cuộc trò chuyện. Họ cũng có xu hướng tránh chỉ trích người khác, thích khuyến khích và rất tích cực. 

Đối với nhóm ISFP, ESTP, ESFJ: họ có những phẩm chất giống nhau và có nhiều điểm chung nên các ESFP dễ dàng chia sẻ các giá trị, sở thích và cách tiếp cận với các nhóm này.

Đối vớiISTP, ISFJ, ENFJ, ENFP: họ có một số khác biệt, tuy nhiên, những điểm này lại khá thu hút đối với các ESFP. Họ vẫn có ít điểm chung để xây dựng một mối quan hệ cân bằng với những nhóm này.

Đối với nhóm ISTJ, INFP, ESTJ, ENTP: lúc đầu, họ có thể gặp một số khó khăn khi tiếp cận và kết nối với các nhóm này. Tuy nhiên, sau một thời gian quen biết nhau, họ sẽ phát hiện ra những điểm chung cũng như những quan điểm khác có thể bổ sung cho nhau.

Đối với nhóm INTP, INTJ, INFJ, ENTJ: các nhóm này khá khác biệt và tương phản với họ. Nhưng nếu có thể phát triển mối quan hệ với nhau, các ESFP sẽ học hỏi và phát triển bản thân từ những nhóm này, thách thức luôn đi kèm với cơ hội lớn.

VII. Con đường nghề nghiệp và lĩnh vực phát triển của ESFP

Giao tiếp với những người khác là rất quan trọng đối với loại tính cách này và gần như tất cả các con đường sự nghiệp của ESFP đều dựa trên nhu cầu này. Hơn nữa, các ESFP rất ngẫu hứng và họ không thích một lịch trình chặt chẽ, các nhiệm vụ có cấu trúc hoặc sự nhàm chán hay một công việc đơn điệu.

Các tài liệu lý thuyết, công việc hành chính hoặc phân tích dữ liệu tỉ mỉ là cực hình đối với các ESFP – bất kỳ nghiệp vụ nào liên quan đến điều đó hoặc tương tự đều rất không phù hợp với bản chất của họ. Ngược lại, công việc tốt nhất cho ESFP là cung cấp cho họ đủ sự tự do để thể hiện niềm đam mê bất tận của họ đối với những điều độc đáo, những thứ mang tính thẩm mỹ và trải nghiệm.

ESFP là những người hoạt động nghệ thuật, luôn mong muốn được rèn luyện trong một môi trường làm việc xã hội năng động và linh hoạt, nơi họ có thể tự do làm việc cùng với những đồng nghiệp thân thiện, hòa đồng và nhiệt tình. Họ phù hợp với các lĩnh vực nghề nghiệp sau:

  • Dịch vụ cộng đồng và xã hội (Giáo dục sức khỏe, Tư vấn viên);
  • Truyền thông xã hội (Biên tập viên, Quan hệ công chúng, Tác giả);
  • Giáo dục (Giáo viên, Quản trị viên);
  • Kinh doanh, Quản lý, và Bán hàng (Tiếp thị, Quản lý nhân sự, Quản lý kinh doanh);
  • Giải trí, Nghệ thuật và Thiết kế (Ca sĩ, Nhạc sĩ, Thiết kế Thời trang, Nhiếp ảnh gia);
  • Dịch vụ y tế và chăm sóc cá nhân (Huấn luyện viên cá nhân, Bảo mẫu, Y tá);
  • Cảnh sát, Lính cứu hỏa.

VIII. Các ESFP thể hiện trong môi trường làm việc và học tập

Các ESFP thể hiện trong môi trường làm việc và học tập

Ở độ tuổi trẻ, học sinh ESFP có xu hướng vượt trội trong các lĩnh vực sáng tạo, hữu ích hoặc thực tế. Họ thường được hướng dẫn vào các hoạt động như diễn xuất, nghệ thuật hoặc bất cứ thứ gì cho phép họ xây dựng và thử nghiệm với các công cụ sáng tạo cụ thể. Họ cũng là những đứa trẻ linh hoạt và dễ thích nghi, có xu hướng không thích lối sống có nguyên tắc hoặc thói quen lặp đi lặp lại.

Tại nơi làm việc, ESFP là những người làm việc chăm chỉ và thích hoàn thành công việc. Họ làm việc rất tốt trong một môi trường giao tiếp nhiều và thân thiện. Họ không thích các quy tắc giới hạn và thích làm việc với sự tự do và linh hoạt. Họ cố gắng làm hết sức mình và mong đợi điều tương tự từ những người khác. Họ rất vui khi được làm việc cùng và có thể hòa hợp với những người khác.

Các ESFP có mong muốn làm cho môi trường trở nên thân thiện và thú vị nhất có thể cho bất kỳ vị trí nào họ đảm nhận. Họ cũng thúc đẩy mọi người tham gia vào các nhiệm vụ thực tế để hoàn thành công việc, đặc biệt là môi trường càng tự do và hướng đến mục tiêu, họ càng thể hiện tốt hơn.

Khi là cấp dưới, ESFP phát triển mạnh với những thay đổi và ý tưởng mới, đồng thời không thích các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và được xác định nghiêm ngặt. Họ là những nhân viên sẵn sàng thử nghiệm, đón nhận những ý tưởng và phương pháp mới, cũng như chịu động não miễn là người quản lý của họ tạo ra một bầu không khí thuận lợi để họ có thể làm việc sáng tạo. Cuộc đấu tranh lớn nhất đối với cấp dưới của ESFP là họ coi trọng tự do và độc lập hơn nhiều so với sự an toàn và đảm bảo – nếu các điều kiện của họ không được đáp ứng, họ có khả năng sẽ rời đi.

Là đồng nghiệp, các ESFP có thể kết bạn với các đồng nghiệp của họ và giảm bớt căng thẳng cho đội nhóm của họ. Họ sử dụng các kỹ năng quan sát và xã hội mạnh mẽ của mình để gắn kết mọi người lại với nhau và kéo tâm trạng của cả nhóm đi lên. Các sự kiện và hoạt động trong và ngoài nhóm là những gì họ thích do tính cách dí dỏm, nhiệt tình và ngẫu hứng.

Với tư cách là người quản lý, các ESFP làm mọi thứ có thể để thúc đẩy năng lượng và truyền niềm vui vào những nhiệm vụ hàng ngày cần làm cho mọi người. Bởi vì họ thích làm tâm điểm chú ý, họ cần được tôn trọng và đánh giá cao. Quyền lực và địa vị xã hội chỉ là thứ yếu khi họ cảm thấy mình là một phần quan trọng của đội nhóm, thay vào đó, họ thích tham gia vào quá trình xử lý khối lượng công việc nặng nề và phát huy hiệu quả của bản thân.

Các nhà quản lý ESFP đặc biệt có kỹ năng trong việc cảm nhận tâm trạng của người khác và không ai thực hiện tốt hơn trong việc ngăn chặn xung đột và khuyến khích mọi người tại nơi làm việc thoải mái và thú vị hơn họ. Họ luôn hoan nghênh cấp dưới nói lên tâm tư của mình và sẵn sàng lắng nghe người khác chia sẻ khi nảy sinh mâu thuẫn. Khả năng kết nối với những người khác và phân tích nhanh chóng khiến họ trở thành những nhà lãnh đạo tháo vát và truyền cảm hứng.

IX. 10 Điều có thể bạn chưa biết về ESFP

1. Đây là nhóm tính cách phổ biến thứ ba trên thế giới và chiếm khoảng 9% dân số thế giới;

2. Theo giới tính, chỉ có 7% ESFP là nam giới và 10% là nữ giới

3. Đối với các ESFP, cuộc sống là một bữa tiệc không bao giờ kết thúc

4. ESFP có xu hướng thiên về vật chất

5. ESFP chắc chắn kết thúc một mối quan hệ độc hại, mặc dù điều này không hề dễ dàng

6. ESFP rất không hài lòng với những lời chỉ trích và có xu hướng giữ mọi thứ cực kỳ riêng tư

7. Các cam kết suốt đời có thể là một cuộc đấu tranh đối với các ESFP – họ mất nhiều thời gian để suy nghĩ về điều đó

8. Các ESFP có xu hướng trốn tránh hoặc bỏ qua các tình huống xung đột hơn là đối mặt với chúng

9. ESFP cảm nhận và trải nghiệm thế giới của họ. Tuy nhiên, điều này đôi khi khiến họ thích nhìn và quan sát hơn là hành động

10. Các ESFP luôn muốn trải nghiệm những điều mới mẻ và không ngại bước ra khỏi vùng an toàn của mình ngay cả khi không ai dám làm. Rất ít kiểu tính cách có sức hấp dẫn và lôi cuốn như ESFP

X. Những ESFP nổi tiếng

  • Mark the Evangelist – Tác giả truyền thống của Phúc âm Mark;
  • Ronald Reagan – Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ;
  • Hugh Hefner – Người sáng lập Tạp chí Playboy;
  • Richard Branson – Người sáng lập Tập đoàn Virgin;
  • Howard Schultz – Giám đốc điều hành của Starbucks;
  • Dale Evans – Nữ diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ;
  • Kathy Lee Gifford – Người dẫn chương trình truyền hình, ca sĩ, nhạc sĩ, nữ diễn viên và tác giả người Mỹ;
  • Steve Irwin – Nhân vật truyền hình, chuyên gia về động vật hoang dã và nhà bảo tồn người Úc;
  • Woody Harrelson – Diễn viên và nhà viết kịch người Mỹ;
  • Adele – Ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Anh;
  • Marilyn Monroe – Nữ diễn viên, người mẫu và ca sĩ người Mỹ;
  • Jamie Oliver – Đầu bếp và chủ nhà hàng người Anh;
  • Jamie Foxx – Diễn viên, ca sĩ kiêm nhạc sĩ, diễn viên hài, người dẫn chương trình truyền hình và nhà sản xuất thu âm người Mỹ;
  • Adam Levine – Ca sĩ kiêm nhạc sĩ, nhà sản xuất thu âm người Mỹ và là ca sĩ chính của ban nhạc pop-rock Maroon 5;
  • Miley Cyrus – Ca sĩ, nhạc sĩ, nữ diễn viên và nhà sản xuất thu âm người Mỹ;
  • Joey Tribbiani và Rachel Green – Hai trong số sáu nhân vật chính trong phim truyền hình Mỹ Những người bạn (1994–2004).